TIN TỨC

Trang chủ/ Tin tức – Tuyển dụng/ Chuyên trang tin tức/ Chi tiết bài viết

Chọn sơn tĩnh điện hay sơn sắt mạ kẽm?

Để bảo vệ bề mặt cho các sản phẩm kim loại, chúng ta cần phủ sơn bảo vệ. Cùng một mục đích, tuy nhiên bạn có nhiều lựa chọn. Chọn sơn tĩnh điện hay sơn sắt mạ kẽm là mối quan tâm của nhiều nhà sản xuất, đơn vị xây dựng. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Mời Quý khách cùng ToTa Paint phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây.

Sơn tĩnh điện là gì?

Công nghệ sơn tĩnh điện được sử dụng cho vật liệu kim loại. Cơ chế hoạt động dựa trên nguyên lý dòng điện. Điện tích dương gặp điện tích âm sẽ gắn kết tạo thành màng sơn vững chắc. Sơn tĩnh điện có tác dụng bảo vệ bề mặt cho các sản phẩm kim loại. Tương tự như sơn mạ kẽm, sơn tĩnh điện có khả năng chống rỉ, chống ăn mòn cho vật liệu.

Hiện nay, sơn tĩnh điện được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp và dân dụng. Các sản phẩm phổ biến: bàn ghế, đồ điện tử kết cấu kim loại, cầu thang, cửa sắt…

Sơn tĩnh điện là sơn khô, chủ yếu là dùng bột sơn để phủ bề mặt.

Công nghệ sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện

Sơn sắt mạ kẽm là gì?

Cùng chung mục đích bảo vệ bề mặt kim loại nhưng sơn sắt mạ kẽm là dòng sơn nước. Để giúp kim loại chống ăn mòn, rỉ sét, bạn cần sử dụng các dòng sơn chuyên dụng. Sơn sắt mạ kẽm có nhiều loại với đa dạng giá thành khác nhau: Sơn 1 thành phần, sơn 2 thành phần.

Trước khi sơn phủ trên bề mặt kim loại, chúng được pha trộn theo tỉ lệ của nhà sản xuất. Sơn 2 thành phần thường pha chế theo hỗn hợp: sơn gốc, chất đóng rắn, dung môi. Sơn 1 thành phần chỉ cần sơn gốc và dung môi.

Bộ sưu tập sơn sắt mạ kẽm ToTa Paint
Bộ sưu tập sơn sắt mạ kẽm ToTa Paint

Xem thêm: Tìm hiểu về các dòng sơn công nghiệp

Điểm chung của sơn sắt mạ kẽm và sơn tĩnh điện

Như đã chia sẻ ở trên, sơn mạ kẽm và sơn tĩnh điện đều giúp bảo vệ bề mặt kim loại khỏi ăn mòn của môi trường. Bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp để chống rỉ sét cho đồ dùng kim loại

Ưu nhược điểm của sơn sắt mạ kẽm và sơn tĩnh điện

Sơn mạ kẽm hay sơn tĩnh điện đều có những ưu nhược điểm riêng. 

Sơn tĩnh điện

Nhờ kỹ thuật sơn tĩnh điện hiện đại, phương pháp này có nhiều ưu điểm như:

  • Bề mặt sơn phủ đồng đều, tính thẩm mỹ cao.
  • Độ bền vượt trội, khả năng bong tróc thấp.
  • Liên kết ion bền vững cho độ cứng vượt trội, chống trầy xước cao.
  • Thân thiện môi trường.

Nhược điểm

  • Giá thành cao, chi phí đầu tư ban đầu lớn
  • Cần quy trình máy móc hiện đại, sấy khô nhiệt độ cao.
  • Khó thay đổi màu sắc do độ bám chắc.

Sơn sắt mạ kẽm

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ hơn nhiều so với sơn tĩnh điện.
  • Dễ thực hiện, không yêu cầu nhiều kỹ thuật phức tạp và máy móc hiện đại.
  • Dễ dàng thay đổi màu sơn dễ dàng khi cần.

Nhược điểm:

  • Độ bền không cao bằng sơn tĩnh điện
  • Độ mịn bề mặt phụ thuộc vào kỹ thuật người thợ sơn.
  • Một số sản phẩm sơn kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Sơn sắt mạ kẽm hay sơn tĩnh điện đều có ưu nhược điểm riêng
Sơn sắt mạ kẽm hay sơn tĩnh điện đều có ưu nhược điểm riêng

Chọn sơn tĩnh điện hay sơn sắt mạ kẽm?

Tuỳ vào mục đích các công trình, kinh phí đầu tư và đặc thù vật liệu mà chúng ta sẽ có lựa chọn riêng. Như ToTa Paint chia sẻ ở trên, mỗi phương pháp sơn đều có ưu nhược điểm. Về cơ bản, nếu quan tâm đến tính trang trí và chi phí đầu tư không nhiều, lựa chọn sơn sắt mạ kẽm là hợp lý. Công nghệ sơn tĩnh điện khá hiện đại. Tuy vậy, chi phí đầu tư lớn hơn và thường khó thay đổi màu sơn khi đã có.

ToTa Paint hy vọng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời của riêng mình. Chọn sơn tĩnh điện hay sơn sắt mạ kẽm phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc thù công trình. Không có phương pháp nào là tốt hơn, chỉ có loại nào phù hợp hơn thôi. Để tìm hiểu các sản phẩm sơn sắt mạ kẽm ToTa Paint, Quý khách vui lòng xem tại chuyên mục Sơn kim loại

Để được hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác kinh doanh, Quý khách có thể liên hệ hotline 0274.3723.529 – 0918.569.928 để biết thêm chi tiết.