Làm thế nào để pha chế sơn PU đúng kỹ thuật? Sơn PU cho đồ gỗ cần chú ý điều gì? Mời bạn đọc cùng ToTa Paint tìm hiểu quy trình sơn chuyên nghiệp cùng ToTa Paint.
Cách pha chế sơn PU giúp lên màu đẹp
Tuỳ thuộc vào cấu tạo của các dòng sơn PU khác nhau mà nhà sản xuất sẽ có hướng dẫn phù hợp. Tuy nhiên, công thức cơ bản chung bạn có thể tham khảo khi pha chế sơn PU như sau:
Pha sơn lót
Tiến hành pha sơn lót theo tỷ lệ gợi ý: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng. Sau đó khuấy đều dung dịch hỗn hợp
Pha sơn màu
Pha sơn màu theo tỷ lệ: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu. Phần màu sắc có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với mục đích thẩm mỹ.
Pha sơn bóng
Bạn pha sơn bóng theo tỉ lệ: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).
Quy trình kỹ thuật sơn PU lên bề mặt gỗ
Sau khi pha sơn PU theo hướng dẫn gợi ý từ nhà sản xuất, bạn cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sơn đẹp như mong muốn.
Bước 1: Xử lý bề mặt
Bạn cần chuẩn bị bề mặt sạch không dính tạp chất dầu mỡ, bụi bẩn,..
Đầu tiên, bạn nên sử dụng giấy nhám P240 để xử lý bề mặt mịn màng. Tuỳ vào đặc tính của gỗ mà chúng ta quyết định có thêm bả bột hay không.
Nếu bạn muốn lấp đầy các khe hở của gỗ thì nên trám lại để bề mặt trước khi sơn.
Nếu bạn muốn giữ nguyên nét tự nhiên của các đường vân gỗ (gỗ tự nhiên) thì nên cân nhắc trám tuỳ từng vị trí.
Nếu không thực hiện bước này ban đầu sẽ tốn khá nhiều công sức trám khe hở sau sơn.
Bước 2: Sơn lót PU lần 1
Sau khi pha sơn lót theo tỷ lệ 2:1:3 (2 lót : 1 cứng: 3 xăng) và khuấy đều, bạn sẽ được sơn trực tiếp lên bề mặt gỗ.
Để hiệu quả cao trong việc lấp đầy tim gỗ, bạn nên sử dụng súng phun.
Bước 3: Chà nhám và sơn lót lần 2
Nếu bề mặt gỗ đã ổn định, chúng ta không cần chà nhám và sơn lót lần 2. Tuy nhiên, nếu độ mịn của thớ gỗ chưa đảm bảo tiêu chuẩn, chúng ta cần tiếp tục thực hiện bước này để giúp bề mặt sơn bóng mịn và căng đẹp.
Bước 4: Phun màu
Quá trình sơn phủ màu PU sẽ diễn ra 2 lần:
- Lần 1: Sơn 90% bề mặt gỗ, đợi 10-15 phút cho sơn khô.
- Lần 2: Sau khi sơn khô, sơn tiếp tục lần 2 hoàn thiện mẫu, hài hoà màu sắc đậm-nhạt so với lần 1
Lưu ý: Tránh bụi bám khi sơn làm giảm chất lượng thẩm mỹ bề mặt.
Bước 5: Phun bóng
Phun bóng là bước cuối cùng trước khi kết thúc quá trình sơn. Khi lớp sơn màu khô, chúng ta sẽ chuyển sang sơn bóng.
Bước 6: Bảo quản thành phẩm
Sơn PU thường khô trong 24h sau khi sơn. Trong quá trình này, bạn cần tránh gió, bụi bám dính bề mặt sơn để đảm bảo thành phẩm đạt chất lượng như mong muốn
Các cách thi công sơn PU thường gặp
Để sơn bề mặt cho gỗ, khi thi công thợ sơn sẽ sử dụng các công cụ hỗ trợ quét sơn lên bề mặt. Có 3 cách thi công thường gặp: nhúng gỗ trong sơn, sử dụng chổi quét, sử dụng súng phun.
Mỗi cách sẽ có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, ngày nay sử dụng súng phun sơn thường được các thợ sơn sử dụng nhiều nhất do tính tiện ích cao.
Sơn PU ToTa là gì?
Sơn PU ToTa là loại sơn tổng hợp 2 thành phần: thành phần chính gồm nhựa, dung môi phụ gia và chất đóng rắn (cứng PU), cơ chế tạo màng bằng phản ứng hóa học giữa hai thành phần. Sơn PU có 2 loại sơn lót và sơn phủ.
Sơn PU ToTa được các nhà thầu xây dựng, kiến trúc đánh giá khá cao về chất lượng. Điểm nổi bật của sơn PU ToTa là cho chất lượng thành phẩm bóng, bền màu cao, sử dụng linh hoạt trong môi trường nội ngoài thất. Màng sơn cứng cáp, không ngả vàng, bền màu ngay cả trong môi trường thời tiết khắc nghiệt.
Hiện sơn PU ToTa có 9 màu phổ biến. Ngoài ra, các màu đặc biệt khác có thể pha chế theo yêu cầu khách hàng.
Qua bài viết này, ToTa Paint đã giúp bạn tìm hiểu về các kỹ thuật pha chế sơn PU cơ bản. Để có màu sơn gỗ bền đẹp, bạn nên sử dụng sơn PU ToTa cho các công trình. Nếu bạn muốn trở thành đại lý của ToTa, xin vui lòng liên hệ tại đây.