Tiếp tục chuỗi series khắc phục lỗi kỹ thuật sơn, ToTa Paint xin chia sẻ cùng Quý khách lỗi màng sơn bị nổi bọt. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục lỗi trên.
Hiện tượng màng sơn bị nổi bọt
Hiện tượng màng sơn bị nổi bọt là lỗi kỹ thuật khá phổ biến trong thi công sơn. Bạn sẽ thấy có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt màng sơn, lỗ chỗ như những bong bóng nổ trên bề mặt. Các lỗ nhỏ này thường có hình tròn và sau khi khô thì đọng lại trên màng gây mất tính thẩm mỹ của vật liệu.
Tác hại của màng sơn nổi bọt
Khi màng sơn xuất hiện bọt khí lỗ rỗ, chúng sẽ làm giảm khả năng chống hóa chất, chịu áp lực và tác động từ môi trường bên ngoài lên vật liệu. Mặt khác, chúng cũng làm giảm tính thẩm mỹ của công trình.
Màng sơn lỗ rỗ giống việc “chiếc áo giáp bị rách”. Nước sẽ có khả năng xâm nhập vào bề mặt gây bong tróc màng sơn, rỉ sét, giảm hiệu quả vệ sinh.
Nguyên nhân màng sơn nổi bọt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi màng sơn bị nổi bọt. Thông thường, các nguyên nhân đó đến từ kỹ thuật phun hoặc pha chế sai quy cách.
- Trong sơn có bong bóng khí sử dụng. Điều này xảy ra khi chúng ta chỉnh ít khí hoặc thừa khí khi sơn.
- Pha dư chất đóng rắn cũng gây nên tình trạng trên. Bạn sử dụng lượng chất đóng rắn nhiều dẫn đến màng sơn đóng cứng nhanh. Khí không kịp thoát ra ngoài dẫn đến hiện tượng nổi bọt khí bên trong.
- Lỗi màng sơn nổi bọt có thể đến từ cách thức chúng ta điều chỉnh sai súng phun sơn.
- Phun lớp dưới chưa khô đã phun tiếp lớp mới hoặc phun quá nhiều lớp chồng lên nhau cũng là nguyên nhân phổ biến.
- Dung môi pha quá loãng đã tạo nhiều bọt khí. Khi thi công, bọt khí nổi trên màng sơn và bị vỡ thành các lỗ li ti và bay hơi quá nhanh.
- Cuối cùng, lỗi màng sơn nổi bọt có thể do nguyên nhân sơn chất lượng thấp, kém chất lượng khiến bọt khí không tan ngay khi sơn mà hàn lại màng.
Cách khắc phục
Để khắc phục lỗi màng sơn bị nổi bọt, chúng ta cần quan sát và đánh giá mức độ xuất hiện của các lỗ kim, bọt khí. Bạn cần quan sát dưới nhiều góc độ chiếu sáng khác nhau để đánh giá đúng tình trạng. Khắc phục lỗi này bằng một số cách sau:
- Chỉnh lượng khí cho phù hợp ở súng phun.
- Sau khi khuấy trộn, để tan bọt rồi mới tiến hành sơn.
- Pha đúng tỉ lệ nhà cung cấp, không pha chất đóng rắn quá nhiều và sử dụng đúng dung môi.
- Phải để lớp dưới khô hoàn toàn mới phun lớp kế tiếp. Đối với lớp sơn phủ trực tiếp, phun độ dày khoảng 40-50 micromet (2 đến 3 pad).
- Lựa chọn dung môi pha loãng thích hợp.
Lưu ý khi sơn sắt mạ kẽm & gỗ
- Tránh để sơn gần nơi nhiệt lượng lớn, dễ bắt lửa vì có thể gây cháy nổ.
- Tránh để sơn bắn vào mắt, da. Bạn cần sử dụng đồ bảo hộ lao động khi phun sơn.
- Tối thiểu khi sơn phải mang khẩu trang và găng tay bảo hộ để đảm bảo an toàn khi thi công.
- Không để trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và người bệnh tiếp xúc trong thời gian dài khi sơn. Vì có thể gây tình trạng chóng mặt, dị ứng, khó thở…
Ngoài việc xem xét lại kỹ thuật sơn, điều quan trọng nhất là Quý khách cần lựa chọn các sản phẩm sơn sắt mạ kẽm uy tín, chất lượng. ToTa Paint là một trong những nhà sản xuất sơn sắt mạ kẽm và gỗ thân thiện, uy tín trên thị trường. Sản phẩm được các chuyên gia kiến trúc xây dựng và người tiêu dùng đánh giá cao. Để nâng cao chất lượng sơn cho các công trình vật liệu kim loại, gỗ, kính, nhựa… Quý khách có thể tham khảo các sản phẩm của chúng tôi tại đây.
ToTa Paint hy vọng với kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp ích phần nào cho công việc thi công sơn chuyên nghiệp hơn. Nhớ theo dõi series lỗi kỹ thuật sơn của ToTa Paint để thường xuyên cập nhật kiến thức hữu ích bạn nhé!