TIN TỨC

Trang chủ/ Tin tức – Tuyển dụng/ Chuyên trang tin tức/ Chi tiết bài viết

Khám phá nguyên tắc phối màu nội thất cơ bản

Khi phối màu nội thất, các kiến trúc sư sẽ dựa trên một số nguyên tắc thiết kế cơ bản. Màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng cho không gian sống. Sắc màu gợi cảm xúc tích cực, tạo sự cân bằng và hài hoà cho kiến trúc. Mời bạn cùng ToTa Paint khám phá các nguyên tắc phối màu nội thất phổ biến hiện nay.

Nguyên tắc 60-30-10

Nguyên tắc 60-30-10 là nguyên tắc nổi tiếng trong ngành kiến trúc nội thất. 60-30-10 nghĩa là gì?

  • 60% màu sắc của không gian sẽ nằm trên các bức tường. Đây là màu chủ đạo của căn phòng.
  • 30% màu thứ cấp sẽ được phân bổ tại các sản phẩm như: nội thất, thảm….
  • 10% màu nhấn sẽ được bố trí tại các đồ trang trí như khung tranh ảnh, phụ kiện…

Theo nguyên tắc này, chúng ta không nên sử dụng quá nhiều màu sắc cho cùng một không gian. Nếu có thể, hãy sử dụng tối đa 3 màu để đảm bảo không gian luôn hài hoà, thoải mái.

Nguyên tắc 60-30-10 phổ biến trong ngành kiến trúc nội thất
Nguyên tắc 60-30-10 phổ biến trong ngành kiến trúc nội thất

Nguyên tắc màu tương phản: nóng và lạnh

Phối màu theo nguyên tắc màu tương phản nóng và lạnh được sử dụng khá rộng rãi. Nguyên tắc này phù hợp với chủ nhà yêu thích sự nổi bật. Dựa vào bánh xe màu sắc, bạn có thể dễ dàng lựa chọn màu tương phản.

Các gam màu đối xứng với nhau được gọi là màu tương phản. Theo nguyên tắc này, bạn không nên chọn các màu sắc nhạt vì độ tương phản không rõ ràng.

Bánh xe màu sắc tương phản
Bánh xe màu sắc tương phản

Nguyên tắc màu đơn sắc

Những năm gần đây khi phong cách tối giản, Bắc Âu lên ngôi, xu hướng thiết kế màu đơn sắc ngày càng phát triển. Theo hướng này, gia chủ quan tâm đến sự chuyên nghiệp, giản đơn trong không gian kiến trúc.

Nguyên tắc này sử dụng một hoặc nhiều sắc độ khác nhau của cùng một màu để trang trí không gian sống. Màu đơn sắc tưởng chừng có vẻ khá đơn giản nhưng thực tế không như vậy. Nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng, bạn có thể mắc phải các lỗi như: không gian đơn điệu, nhàm chán.

Đơn sắc nhưng vẫn đặc sắc là bài toán khó đối với nhiều kiến trúc sư. Bạn có thể sử dụng thêm các hoạ tiết trang trí như thiên nhiên, hình học để tạo cảm giác mới lạ và bắt mắt cho không gian sống.

Nguyên tắc màu đơn sắc được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây
Nguyên tắc màu đơn sắc được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây

Xem thêm: Sơn sắt mạ kẽm cho nội thất chuẩn phong cách Minimalism

Xem thêm: Phong cách Bắc Âu trong màu sắc sơn kẽm

Nguyên tắc màu tương đồng

Theo bánh xe màu, các màu gần nhau sẽ bổ sung cho nhau. Vì vậy, bạn có thể kết hợp 3 màu sắc gần nhau để tạo điểm nhấn mới lạ cho không gian sống. Nguyên tắc màu tương đồng được sử dụng khá phổ thông. 

Nguyên tắc phối màu khác

Ngoài các nguyên tắc phối màu nội thất cơ bản trên, chúng ta còn gặp nhiều biến thể khác như:

  • Phối màu bổ túc bộ 4: Lấy màu sắc theo màu 4 góc của hình chữ nhật trên bánh xe màu.
  • Phối màu bộ 3: Lấy từ 3 đỉnh của tam giác đều trên bánh xe màu
  • Phối màu theo các bảng màu gợi ý: Nhiều trang web hiện nay thường gợi ý màu sắc sử dụng cùng nhau trong các thiết kế. Bạn có thể tìm kiếm trên https://colorhunt.co/ hoặc các website gợi ý pha màu khác.

ToTa Paint và những màu sắc phổ biến

Sự sáng tạo về màu sắc của con người là không giới hạn. ToTa Paint luôn hiểu rõ điều này và không ngừng nghiên cứu bảng màu phong phú phục vụ khách hàng. Đối với ngành sơn sắt mạ kẽm, các gam màu được sử dụng nhiều nhất bao gồm: màu xingfa, màu trắng, màu vàng, màu xanh, màu đen.

Xem thêm: Muôn sắc sơn mạ kẽm ToTa 

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn màu sơn mạ kẽm cho không gian sống

Bảng màu sơn sắt mạ kẽm ToTa Paint
Bảng màu sơn sắt mạ kẽm 1K Premium

ToTa Paint hy vọng với những nguyên tắc phối màu nội thất cơ bản trên, Quý khách sẽ có thêm nhiều ý tưởng hay cho không gian sống. Màu sắc phản chiếu cảm xúc trong tâm hồn. Để không gian sống luôn thư giãn và thoải mái, hãy áp dụng các nguyên tắc trên bạn nhé! Theo dõi ToTa Paint để đón đọc các bài viết mới nhất về màu sắc và phong cách sống tại Fanpage Tota Paint – Sơn Sắt Mạ Kẽm và Gỗ.