Sơn PU là một loại polymer được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất. Sơn PU dùng để bảo vệ bề mặt cho đồ gỗ hoặc làm đệm mút cho các loại ghế. Sơn PU thường bao gồm sơn lót, sơn màu, sơn bóng.
Sơn PU là gì?
PU tên tiếng anh là Polyurethane, tồn tại dưới 2 dạng: dạng cứng và dạng foam. Sơn PU có cấu tạo từ các thành phần cơ bản như: chất kết dính, chất đóng rắn, chất tạo mào, hệ dung môi.
Với dạng cứng, sơn PU dùng để tạo bóng, tạo màu cho các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp.
Với dạng foam, sơn PU được dùng làm đệm mút trong các loại ghế ngồi như: ghế xe ô tô, bàn ghế ăn.
Sơn PU có khả năng chịu mài mòn cao, cao hơn nhiều so với cao su nhựa và kim loại nên thường được sử dụng làm vật liệu bảo vệ bề mặt cho gỗ.
Trong ngành công nghiệp vật liệu (PU) Polyurethane có rất nhiều ứng dụng:
- Tính chịu áp lực cao nên thường dùng trong sản xuất xe tải nặng, tấm chống sốc, khớp nối…
- Tính co giãn, cách điện cao nên được ứng dụng trong sản xuất dây cáp, dây bọc điện
- Không bị ô xi hoá, kháng hoá chất và dung môi nên được ứng dụng trong bọc trục thép, dệt nhuộm….
- Ứng dụng khác: nẹp phảo chị trong xây dựng, tấm kính cách âm, khuôn đổ bê tông, làm sạch đường ống…
Trong bài viết này, ToTa Paint sẽ tập trung vào ứng dụng chính của vật liệu PU dưới dạng sơn phủ bề mặt gỗ.

Thành phần của sơn PU đồ gỗ
Trước khi sơn PU có mặt trên thị trường, người ta thường dùng sơn dầu và sơn vecni để bảo vệ bề mặt cho gỗ. Các loại sơn này có chi phí rẻ nhưng ít màu sắc, dễ bay màu, thi công mất nhiều thời gian. Ngày nay, nếu nhắc đến các loại sơn cho đồ gỗ, người ta thường dùng sơn NC, sơn PU, sơn gỗ chuyên dụng…
Sơn PU cho đồ gỗ thường có 3 thành phần chính: sơn lót, sơn màu và sơn bóng.
Sơn lót
Sơn lót dùng để che khuyết điểm bề mặt cho đồ gỗ, làm bề mặt mịn màng hơn, không bị lỗ chỗ khi sơn phủ.
Sơn màu
Dựa vào chất liệu gỗ và sở thích của người dùng mà chúng ta sẽ chọn màu sơn PU cho phù hợp.
Sơn bóng
sơn bóng PU giúp tạo độ bóng cho bề mặt gỗ, giúp sản phẩm nội thất trở nên sáng đẹp hơn.
Ưu điểm của Sơn PU
- Độ phủ bề mặt cao, độ cứng cao giúp bảo vệ bề mặt tối đa.
- Màu sắc đa dạng
- Tiết kiệm thời gian phủ
- Bảo vệ nét tự nhiên cho các loại vân gỗ tự nhiên
- Chống bay màu, bám dính tốt
- Ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sơn.
Nhược điểm sơn gỗ PU
- Chi phí đắt hơn các loại sơn dầu, sơn Vecni
- Có mùi dung môi gây khó chịu khi mới sơn xong
Các loại sơn gỗ PU phổ biến
Các loại sơn PU thường thấy trên thị trường: sơn PU trắng, sơn PU mờ, sơn PU bóng, sơn PU dòng ngoài trời, sơn gỗ PU trong nhà….
Ứng dụng của sơn gỗ PU
Sơn PU có ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sơn như:
- Sơn bề mặt sàn gỗ công nghiệp, sàn tự nhiên
- Sơn phủ nội thất: cửa, tủ bếp, bàn ghế, giường tủ gỗ, cầu thang gỗ…
- Sơn gỗ ngoài trời: bàn ghế gỗ ngoài trời, nhà sàn gỗ, công trình gỗ trang trí ngoài trời….

Bảo vệ nét đẹp tự nhiên hoàn hảo cho gỗ với sơn PU ToTa
Sơn PU của ToTa Paint là dòng sơn chuyên dụng cho bề mặt gỗ, khá nổi tiếng trong giới nhà thầu xây dựng-kiến trúc. Sơn PU ToTa giúp bảo vệ hoàn hảo nét đẹp tự nhiên cho các sản phẩm đồ gỗ như: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, gỗ nhựa PVC, gỗ công nghiệp phủ melamine…
Ưu điểm của sơn gỗ PU ToTa
- Màng sơn cứng cáp, tính thẩm thấu gỗ cao, bám dính bề mặt tốt.
- Màu sơn bóng, độ phủ cao giúp tăng thẩm mỹ cho các sản phẩm đồ gỗ.
- Thời gian khô nhanh từ 10-30 phút giúp tiết kiệm thời gian thi công.
- Có thể sử dụng linh hoạt cho các sản phẩm gỗ trong nhà & ngoài trời.
- Nguyên liệu thân thiện môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, đạt kiểm định sơn tiêu chuẩn quốc tế SGS xuất khẩu Châu Âu.
Xem thêm các dòng sơn gỗ thương hiệu ToTa:
Ứng dụng sơn gỗ PU ToTa
Sơn PU ToTa được ứng dụng đa dạng để sử dụng cho nhiều mục đích:
- Sơn nội thất gia đình: bàn ghế, giường tủ; cầu thang, sàn gỗ
- Sơn trang trí nội thất: các sản phẩm handmade, do it yourself, đồ thủ công mỹ nghệ;
- Sơn phủ đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em
- Các sản phẩm đồ gỗ ngoài trời: nhà sàn mái gỗ, tượng gỗ, bục phát biểu, bàn ghế hội trường ….
Để biết thêm chi tiết về dòng sơn gỗ PU ToTa chuyên dụng, mời bạn truy cập Website https://toantampaint.com/ hoặc gọi số 0274.3723.529 – 0918.569.928.